Kinh nghiệm mua máy trộn bột gia đình loại nào tốt? (Top 6)

Bài viết hôm nay sẽ review máy trộn bột gia đình. 

Bạn không biết máy trộn bột gia đình loại nào tốt nhất hiện nay. 

Mình đã dùng nhiều loại máy trộn bột gia đình. Bên dưới mình chia sẻ kinh nghiệm mua máy trộn bột gia đình. 

Hãy tiếp tục đọc bên dưới để biết chi tiết nhé. 

review máy trộn bột gia đình

Top máy trộn bột gia đình tốt nhất hiện nay

Tiêu chuẩn mình chọn lựa: 

  • Hàng có thương hiệu rõ ràng. Thời gian bảo hành từ 12-24 tháng. 
  • Giá cả ở mức chấp nhận được. Vậy nên trong danh sách của mình sẽ không có các thương hiệu máy trộn bột KitchenAid, máy trộn bột Kenwood. Vì những con máy này giá quá cao so với nhu cầu máy trộn bột gia đình. 
  • Danh sách chỉ bao gồm máy trộn bột để bàn đúng nghĩa. Không có máy trộn bột cầm tay thiết kế để bàn. 
  • Dung tích 5l đổ xuống. Dung tích lớn hơn không phù hợp cho nhồi bột gia đình. Thích hợp cho làm bánh kinh doanh nhiều hơn. 

Máy nhào bột Venko - giá rẻ nhất

Máy nhào bột Venko là dòng máy trộn bột để bàn rẻ nhất thị trường. 

Máy giá rẻ nên thông số của nó cũng không mạnh. Dung tích 3.5l. Công suất 700W. 

Máy phù hợp cho nhu cầu máy trộn bột gia đình. Không phù hợp để nhồi bột nhiều như làm kinh doanh chẳng hạn. 

Con này tất nhiên không đầm máy như các máy trộn bột công suất trên 1000W. Trộn nhiều sẽ có hiện tượng rung lắc máy khá mạnh. 

Mức giá rẻ giúp cho người dùng dễ dàng mua được máy trộn bột gia đình. Trước kia hầu như không có máy trộn bột dưới 2 triệu. 

Mình đang nói dòng máy có 3 đầu đánh tiêu chuẩn. Chứ không phải kiểu như máy trộn bột Bear bên dưới. 

Máy nhào bột Venko làm được tất cả những gì máy trộn bột có thể làm. Ví dụ như đánh trứng, nhào bột, quết giò chả, làm ruốc, trộn bột làm bánh...

Thông số kỹ thuật

  • Dung tích 3.5l cối inox, mỗi lần nhào 200-400g bột khô
  • Công suất 700W
  • 6 tốc độ
  • Máy đi kèm 3 đầu đánh tiêu chuẩn. Có nắp đậy bằng nhựa trong suốt. Tặn kèm phới vét bột.

Ưu điểm:

  • Giá thành rẻ hợp túi tiền đa số người dùng. Nhưng vẫn có đầy đủ phụ kiện của một chiếc máy nhồi bột để bàn gồm 3 đầu đánh bằng inox, nắp đậy trong suốt. 

Nhược điểm:

  • Công suất không mạnh cho lắm. Giá thành rẻ nên hơi mỏng manh so với các máy nhồi bột đắt tiền hơn. 

Máy nhồi bột Bear

Máy nhồi bột Bear có thiết kế hoàn toàn so với các máy trộn bột gia đình để bàn khác. 

Nó bao gồm âu trộn đặt trực tiếp trên thân máy. Nó cũng chỉ có một que trộn. 

Que này không ở dạng móc câu truyền thống. Mà dạng que dẹt cong. Vì vậy cơ chế trộn bột của Bear khác so với máy trộn bột có đầu trộn móc câu. 

Máy trộn bột Bear có các mức dung tích từ 2l, 3.5l, 5l và 7l. Hãng có 2 phiên bản.

Phiên bản nội địa có giao diện tiếng Trung. Thời gian bảo hành tối đa 12 tháng. 

Phiên bản quốc tế có giao diện tiếng Anh. Thời gian bảo hành chính hãng là 18 tháng. 

Bên cạnh đó, còn có hàng nội địa nhưng kiểu xách tay về. Một số shop sẽ không có bảo hành 12 tháng. 

Vì vậy khi mua sản phẩm này bạn cần lưu ý những điểm trên

Một vài điểm nổi bật: 

  • Mức giá tốt trung bình dưới 2 triệu. Vì vậy máy nhồi bột Bear thuộc dòng máy trộn bột gia đình bán chạy hiện nay. 
  • Khả năng nhồi bột không nhanh như máy có đầu móc câu. Tuy nhiên, máy vận hành theo kiểu nhồi rồi nghỉ, cứ liên tục như vậy. Vì vậy không lo nóng bột như máy có đầu móc câu. 
  • Máy hoạt động không ồn ào. 
  • Máy này chỉ có chức năng trộn bột khô, không thể trộn nguyên liệu ướt. Dĩ nhiên không thể đánh trứng được. 
  • Máy có chức năng ủ bột. 
  • Bạn cần chọn đúng dung tích. Đa số máy có đầu móc câu dung tích 5l hoàn toàn có thể trộn tốt với lượng bột ít ví dụ như 250g bột. Trong khi đó nếu bạn dùng máy trộn bột Bear 5l mà trộn chỉ 250g bột tương đối khó khăn. Trong tình huống này, bạn nên chọn cỡ 3.5l hay 2l nếu thường xuyên trộn ít bột. 

Ưu điểm:

  • Giá thành rẻ. 
  • Có nhiều model với dung tích khác nhau phù hợp với nhu cầu từng người
  • Chuyên đề nhồi bột.

Nhược điểm:

  • Tính đa năng kém. Chỉ dùng để nhồi bột. 

Máy trộn bột Gourmetmaxx 1500W

Dạng máy cơ điều khiển núm vặn. Sử dụng âu inox 5l. Có thể nhào tới 800g bột khô. 

Công suất khá mạnh lên tới 1500W. Có 6 tốc độ. 

Máy sử dụng 3 đầu đánh tiêu chuẩn của máy trộn bột để bàn. 

Máy này có thương hiệu Đức. Một lý do nhiều người chọn mua máy. Tuy nhiên, máy gia công ở Trung Quốc. Vậy nên vẫn là made in China. 

Đổi lại, giá bán của máy tương đối tốt so với khả năng tài chính đa số người dùng. 

Ưu điểm:

  • Máy có nhiều màu sắc để lựa chọn. Nói chung ngoại hình đẹp. Chất lượng gia công tốt. Các chi tiết dày dặn chắc chắn. 
  • Máy khỏe, độ ồn ở mức chấp nhận được
  • Mức giá tốt so với tính năng đem lại

Nhược điểm:

  • Máy không có tính năng hẹn giờ tắt, nói cách khác máy không thuộc kiểu có màn hình LCD. Vì vậy phải tự canh máy. 
  • Máy nhồi bột Acekool 5l 

    Máy nhồi bột Acekool bán ở thị trường Việt Nam có hai loại. Một loại dung tích to tận 7l. 

    Loại dung tích bé 5l phù hợp với nhu cầu trộn bột gia đình. 

    Máy có công suất khỏe lên tới 1400W. Có 10 tốc độ tất cả. Máy có nhiều màu sắc. Nhưng không phải lúc nào đủ màu cho bạn lựa chọn. 

    Nhìn chung, máy nhồi bột Acekool khỏe. Thương hiệu uy tín. Đáng để cân nhắc trong phân khúc tầm trung 2-3 triệu. 

    Cũng như Gourmetmaxx, máy này không có tính năng hẹn giờ. Bạn phải canh máy để tắt. 

    Ưu điểm:

    • Máy cũng độ hoàn thiện tốt. Các chi tiết như que đánh đều bằng thép gỉ. Dày dặn và chắc chắn. Tất nhiên so với Gourmetmaxx sẽ kém hơn một chút. Thực tế em này rẻ hơn Gourmetmaxx. 
    • Công suất máy khỏe. Gourmetmaxx  6 tốc độ còn em này có 10 tốc độ nên khả năng điều chỉnh tốc độ tiện hơn. 

    Nhược điểm:

    • Máy cũng không tính năng hẹn giờ. Các dòng máy từ Châu Âu thường ít có tính năng này. 

    Máy trộn bột Klarstein Bella Pico 2G 1300W

    Máy trộn bột Klarstein Bella Pico 2G mặc dù có giá cao trong phân khúc 5l. Tuy nhiên, máy vẫn bán khá chạy. 

    Nhiều người còn đánh giá mức giá của máy còn rẻ nữa. 

    Nghe có vẻ hơi lạ nhỉ? 

    Đơn giản: 

    Klarstein là thương hiệu của Đức. Ở Việt Nam nhiều người tin tưởng sử dụng hàng Đức. 

    Việc Klarstein Bella Pico 2G có hàng ở Việt Nam cũng là tín hiệu vui rồi. Còn mức giá hơn 3 triệu cũng không phải quá tầm với nhiều người. 

    So với máy trộn bột Bosch, con này còn rẻ chán. 

    Máy nhận nhiều review tốt. Công suất cao lên tới 1300W. Máy chạy khỏe và êm. 

    Máy có 6 tốc độ. 3 đầu đánh tiêu chuẩn. Cối dung tích 5l. 

    Ưu điểm:

    • Chất lượng máy tốt. Không có gì phải lăn tăn với thương hiệu này. 
    • Công suất của máy trên 1000W. Vì vậy đáp ứng nhu cầu tốt nhồi bột gia đình. 

    Nhược điểm:

    • Giá thành còn cao. Nguồn hàng không phong phú. Sản phẩm kén người dùng. Phù hợp với những ai ngân sách dư dả thích hàng Châu Âu. 

    Máy nhồi bột Snapbee Queen SM5

    Tất cả dòng máy nhồi bột ở trên đều không có tính năng hẹn giờ. Bạn phải canh máy thủ công để tắt. 

    Vì vậy, mình bổ sung máy nhồi bột Snapbee Queen SM5 vào danh sách này. Mặc dù mẫu máy này bán không chạy lắm. 

    Thứ nhất do máy mới ra mắt so với các máy trên. Thứ hai, có lẽ nhiều người chưa biết đến thương hiệu này. 

    Tầm giá của Snapbee Quên SM5 cũng giống như máy trộn bột Gourmetmaxx. Chỉ kém về thương hiệu với một chút công suất. 

    Em này có công suất 1300W. Cũng không phải dạng yếu đầu. 

    Âu trộn 5l. Có 6 tốc độ. 

    Ưu điểm của máy:

    • Khung máy bằng kim loại chắc chắn chứ không phải nhựa như nhiều hãng khác. Trông máy sáng bóng và sang trọng. 
    • Có tính năng hẹn giờ. Bạn chỉ cần chỉnh thời gian máy sẽ tự tắt. Không cần phải canh thủ công

    Nhược điểm:

    • Thương hiệu còn mới chưa nhiều người biết tới. Snapbee Queen SM5 cũng là chiếc máy nhồi bột đầu tiên mà hãng này sản xuất. Tuy nhiên hãng có bảo hành 24 tháng. Vậy nên, bạn yên tâm đặt mua nếu thích em nó. 

    Máy trộn bột gia đình là gì, có những loại nào? 

    Máy trộn bột hay còn gọi là máy nhồi bột.

    Máy trộn bột gia đình là dòng máy chuyên phục vụ nhu cầu trộn bột làm bánh cho gia đình. 

    Trong bài viết này mình chỉ đề cập những dòng máy đáp ứng nhu cầu này.

    Không đề cập tới các loại máy trộn bột để phục vụ mục đích kinh doanh hay máy trộn bột công nghiệp. 

    Để trộn bột gia đình, bạn có 3 lựa chọn máy nhồi bột: 

    Máy đánh trứng cầm tay

    máy đánh trứng cầm tay loại nào tốt

    Mình có hẳn bài viết riêng về máy đánh trứng cầm tay loại nào tốt

    Vì vậy, trong bài viết này mình sẽ không đi sâu vào kiểu máy này. 

    Về khả năng nhột bột, máy đánh trứng cầm tay có ưu nhược điểm: 

    • Giá thành rẻ, nhỏ gọn không tốn diện tích để máy
    • Có 2 loại đầu que, phới lồng để đánh trứng, móc câu để nhồi bột. Vì vậy máy cũng chỉ có thể thực hiện 2 chức năng này. 
    • Công suất yếu, khả năng nhồi bột tương đối kém. Không chỉ mỏi tay mà hiệu quả nhồi bột không tốt. Một số máy rẻ tiền thậm chí khi nhồi bột còn gẫy que đánh. Nói chung dòng máy này không hợp để nhồi bột

    Máy đánh trứng cầm tay có thiết kế kiểu máy để bàn

    máy đánh trứng cầm tay để bàn

    Loại này nhìn giống như máy trộn bột để bàn. Hóa ra không phải như vậy. 

    Vẫn là máy đánh trứng cầm tay. Chẳng qua nhà sản xuất thiết kế thêm khung để máy. Giống như khung máy nhồi bột để bàn. 

    Thực ra loại này chả khác gì máy cầm tay ở trên. Khi đặt máy cầm tay lên cái khung đỡ, đánh đỡ mỏi tay. 

    Nhưng hiệu quả kể cả đánh trứng hay nhồi bột thậm chí còn kém hơn cầm tay đánh. 

    Bởi vì cái đầu đánh của máy này nó chỉ cố định một chỗ. Không di chuyển được như máy nhồi bột để bàn. 

    Đây chính là lý do vì sao để thân máy lên khung lại đánh kém hiệu quả so với cầm tay tự do. 

    Một số dòng máy có thiết kể kiểu này ví dụ như máy trộn bột Philips, máy trộn bột Panasonic, máy trộn bột simplus...

    Máy trộn bột để bàn

    Máy trộn bột để bàn là dòng máy phù hợp nhất cho chức năng nhồi bột. 

    Trong phạm vi bài viết này, mình sẽ chỉ tập trung vào dòng máy này mà thôi. 

    Máy trộn bột để bàn có cấu tạo cơ bản gồm: 

    Thân máy, âu đựng bột và que đánh. Que đánh có 3 loại: 

    • Que phới lồng: có chức năng đánh trứng, đánh kem (phù hợp với tốc độ cao)
    • Que phới dẹt: có chức năng trộn salad, quết chả giò, đánh bơ làm bánh quy, trộn các nguyên liệu lỏng... (phù hợp với tốc độ trung bình của máy)
    • Que móc câu: chuyên dùng để nhồi bột. (phù hợp với tốc độ thấp và trung bình của máy)

    Ngoài ra, một số nhà sản xuất có thiết kế thân máy để gắn các phụ kiện khác. Nhờ vậy, máy trộn bột trở thành một cỗ máy đa năng ví dụ có thêm các chức năng xay sinh tố, ép trái, xay thịt....

    Máy nhồi bột Bosch Mum là ví dụ điển hình cho kiểu thiết đa năng này. 

    Ưu nhược điểm của máy trộn bột để bàn:

    • Trộn bột nhanh và hiệu quả (bột dễ dàng kéo màng)
    • Ngoài trộn bột máy có thêm các chức năng khác như đã nói
    • Giá máy thường cao, cồng kềnh so với máy đánh trứng cầm tay

    Kinh nghiệm chọn mua máy trộn bột gia đình để bàn

    Vậy khi mua máy trộn bột cần chú ý điểm gì nhất? 

    Theo mình có vài thứ bạn cần xem xét gồm: 

    Dung tích, công suất của máy

    Dung tích và công suất thường có mối liên hệ với nhau. Đương nhiên dòng máy gia đình sẽ có dung tích và công suất kém hơn dòng máy trộn bột công nghiệp. 

    Khi mua máy, cần tìm hiểu xem máy có khả năng trộn tối thiểu và tối đa bao nhiêu bột. Tương tự với số lòng trắng trứng. 

    Với nhu cầu gia đình, mình khuyên bạn nên chọn dòng máy có âu đựng bột có dung tích 5l.

    Công suất máy từ 1000W đến 1500W. 

    Những dòng này có thể trộn được khoảng từ 300g bột đến gần một cân bột khô tùy từng máy. 

    Chất liệu que đánh, vỏ máy, màu sắc máy

    Que trộn bột của máy làm bằng inox. Tuy nhiên cũng có những máy không phải là inox thực sự. Ví dụ như máy trộn bột Ariete Mod 1588

    Còn vỏ máy đa phần vỏ nhựa. Một số máy có thêm chi tiết kim loại. Do vậy máy trở nên cứng cáp hơn. 

    Một số dòng máy vỏ nhựa khá ọp ẹp. Trong khi cũng có máy vỏ nhựa hoàn toàn nhưng chất lượng gia công cứng cáp. 

    Vì vậy, bạn xem thêm review đánh giá để biết thêm chi tiết. 

    Còn màu sắc phụ thuộc vào gu thẩm mỹ từng người

    Độ ồn, tình trạng rung lắc máy, nóng máy

    Khi mua máy trộn bột bạn cũng cần đọc review xem đánh giá độ ồn ra sao.

    Hay máy có tình trạng rung lắc mạnh. Hoặc máy có nhanh nóng hay không? 

    Máy trộn bột sẽ có hiện đầu máy rung lắc. Nhất khi trộn bột ở gần mức tối đa. 

    Tuy nhiên, mức độ rung lắc có sự khác nhau. Thường máy trộn bột giá rẻ hoạt động ồn ào, rung lắc mạnh. 

    Ở đây cũng cần phải nói thêm tình trạng rung lắc còn liên quan đến cách sử dụng. 

    Những người mới sử dụng không biết rằng: 

    Tốc độ cao của máy nhồi bột chỉ để dùng đánh trứng. Chứ không ai chọn tốc độ này để nhồi bột. 

    Ví dụ máy có 7 tốc độ. Bạn nhồi bột ở 3 tốc độ đầu.

    Làm bánh mì mình thích nhồi bột tốc độ tốc độ thấp. Nhồi tốc độ cao dễ nhồi quá đá. 

    Máy trộn bột gia đình hãng nào tốt, giá bao nhiêu?

    Máy trộn bột gia đình rơi vào 3 phân khúc: 

    Máy trộn bột gia đình cao cấp

    Các sản phẩm này đến từ các thương hiệu cao cấp như máy trộn bột Kitchenaid, máy trộn bột Kenwood, máy trộn bột Bosh... 

    Những sản phẩm của các hãng này rất khó tiếp cận với người tiêu dùng Việt Nam. Vì giá bán khá cao. 

    Ví dụ như máy trộn bột Kitchen aid giá thường gần 20 triệu. Thật điên rồ khi bỏ từng ấy tiền để mua máy trộn bột dùng gia đình. 

    Tất nhiên, nếu tiền bạc với bạn không thành vấn đề, các thương hiệu trên đáng để cân nhắc. Vì chất lượng của nó không có gì phải lăn tăn. 

    Máy trộn bột trung cấp

    Những mẫu máy này có sự cân bằng giữa giá cả và chất lượng. Hầu hết người tiêu dùng sẽ chọn ở phân khúc này. 

    Một vài thương hiệu máy trộn bột gia đình phổ biến ở phân khúc này như máy trộn bột Bear, máy trộn bột Unie, Kalite, Hauswirt, DSP, Perrysmith, Midimori... 

    Một vài thương hiệu Đức như Gourmetmax, freihafen cũng nằm ở phân khúc này. Vì chúng được gia công ở Trung Quốc. Vậy nên mức giá không cao. 

    Giá bán của các mẫu trộn bột ở phân khúc này thường rơi vào tầm 3-4 triệu. Một số mẫu giá sẽ cao hơn từ 3-5 triệu. Ví dụ như máy trộn bột Klarstein của Đức.  

    Máy trộn bột không có thương hiệu

    Máy trộn bột không có thương hiệu hay còn gọi là máy trộn bột OEM. Những mẫu máy này có giá rẻ. Chủ yếu dưới 2 triệu. 

    Vậy nên nhiều mẫu bán khá chạy. Vì giá rẻ nên chúng thường có nhược điểm như ồn ào, rung lắc mạnh. 

    Thời gian bảo hành đôi khi không được 12 tháng. 

    Bạn nên cân nhắc khi mua sản phẩm ở phân khúc này. Thà bỏ thêm một chút tiền mua ở phân khúc tầm trung còn ngon hơn. 

    Lời kết

    Như vậy, bạn đã biết máy trộn bột gia đình loại nào tốt?

    Để trộn bột, tốt nhất mua máy trộn bột để bàn thay vì máy trộn bột cầm tay. Hay những dòng máy cầm tay có thêm khung đỡ. 

    Đừng quên chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích nhé.