Top 7 máy làm bánh mì gia đình tốt nhất hiện nay

Bạn không biết nên mua máy làm bánh mì loại nào? Hay review máy làm bánh mì. 

Bài viết hôm nay, mình chia sẻ kinh nghiệm mua máy làm bánh mì gia đình. 

Trong bài viết này bạn sẽ biết được: 

  • Danh sách máy làm bánh mì tốt hiện nay
  • Kinh nghiệm chọn mua máy làm mì 
  • Các thương hiệu máy làm bánh mì uy tín
  • Lưu ý trong cách sử dụng máy làm bánh mì

Nào chúng ta cùng bắt đầu. 

Máy làm bánh mì gia đình tốt nhất hiện nay? 

Review Máy làm bánh mì Ranbem 135G - máy làm bánh mì giá tốt nhất

Máy làm bánh mì Ranbem 135G từng tạo cơn sốt cho chị em đam mê bánh trái. 

Hiện tại, Ranbem 135G vẫn đáng để cân nhắc. Bởi nó có mức giá rẻ so với nhiều thương hiệu khác. 

Tuy giá rẻ, nó có thiết kế và tính năng có phần hơn các mẫu máy máy làm bánh mì giá ở phân khúc trung và cao cấp. 

Đầu tiên máy có thiết kế hình khối chữ nhật thay vì hình trụ. Hình khối chữ nhật khi sử dụng cảm thấy thuận tay hơn. 

Một bên sẽ là khuôn đựng bánh. Bên còn lại sẽ là giao diện điều khiển.

Vậy nên khi thao tác cửa máy bạn không bị vướng víu bởi giao diện điều khiển như kiểu hình trụ. 

Toàn bộ lớp vỏ máy làm bằng inox 304. Máy này trông rất sang trọng phải không?  

Máy có tới 25 tính năng.

Bạn có thể làm hầu như tất cả các loại bánh mì phổ biến với em này ví dụ như bánh mì hoa cúc, bánh mì nguyên cám, bánh mì từ cơm nguội...

Thậm chí bạn có thể làm kem với máy làm bánh mì Ranbem (phải mua âu riêng). 

Máy có 3 mức khối lượng bánh: 500g, 750g và 1000g. Vì vậy, máy đáp ứng hầu hết nhu cầu làm bánh gia đình. 

Đọc thêm review máy làm bánh mì Ranbem

Tóm lại, một vài tính năng, thông số kỹ thuật nổi bật: 

  • 25 chức năng với khả năng tùy biến cao, bạn có thể cho máy làm tự động từ A đến Z, hoặc chỉ cần ủ, nhào, hay nướng riêng biệt. 
  • Giao diện tiếng Việt dễ sử dụng
  • Dung tích 750g-1000g
  • Kích thước: 35x26x32cm
  • Trọng lượng: 6.5g
  • Vỏ ngoài inox, nắp có phần kính dễ dàng quan sát bên trong
  • Xuất xứ hàng nội địa Trung Quốc

Ưu điểm:

  • Giá thành rẻ vào loại rẻ nhất thị trường. 
  • Thiết kế đẹp, vỏ inox sáng bóng, chắc chắn
  • Nhiều chức năng, khả năng tùy biến cao, có chế độ tự động dành bạn nào lười. Có nhiều chế độ chỉ làm một bước trong quy trình làm bánh mì. Phù hợp bạn nào thích mày mò sáng tạo. 

Nhược điểm:

  • Có hướng dẫn tiếng Việt đi kèm nên không khó vận hành máy. Tuy nhiên, mặc địch không có sách công thức đi kèm. Bạn tham khảo thêm cách sử dụng và công thức làm bánh mì cho máy Ranbem Ở ĐÂY.
  • Đồ điện Trung Quốc nên đầu cắm 3 chân

Giá tham khảo: chỉ khoảng hơn 1.000.000 VND một chút. Để xem giá bán hôm nay, bạn click nút bên dưới nhé. 

Máy làm bánh mì Petrus 9709

Petrus là thương hiệu làm bánh mì nội địa Trung Quốc. Petrus sản xuất máy làm bánh mì trước Ranbem. 

Vậy nên hãng này có nhiều mẫu mã thương hiệu hơn. Hãng cũng có model ở phân khúc như Ranbem 135G ví dụ như các model Petrus 8500, 8860. 

Bên cạnh đó hãng có những model cao cấp hơn ví dụ như Petrus 9600, Petrus 9709. 

Ở thời điểm này, máy làm bánh mì Petrus 9709 là model cao cấp nhất đang bán ở Việt Nam. 

Giá bán của máy khoảng từ gần 3 triệu trở đi. Đắt hơn đáng kể so với máy làm bánh mì Ranbem. 

Tuy nhiên ở phân khúc giá này, Petrus 9709 là lựa chọn không thể bỏ qua. Đa số người dùng đánh giá đáng đồng tiền bát gạo. 

Một điểm nổi bật: 

  • Sở hữu nhiều công nghệ chống ồn ví dụ động cơ câm con lăn, dây đai tắt tiếng, đế lót silicon. Vì vậy, Petrus 9709 hoạt động êm  ái hơn hẳn những dòng máy rẻ tiền như Rambem hay Petrus 8860, 8850...
  • Âu làm bánh dày 5 lớp cộng với ống dẫn nhiệt kép dạng zic zac (chính là 2 thanh kim loại bao quanh âu làm bánh) giúp tăng cường chất lượng bánh thành phẩm. Bánh nở đều màu, xốp mềm mịn. Ngon hơn hẳn khi làm với các dòng rẻ tiền hơn. 
  • Giao diện điều khiển tối giản các nút. Có nút vừa vặn lại kết hợp nhấn thông minh. Giúp các thao tác trải nghiệm trở nên đơn giản nhanh gọn. 
  • Lớp vỏ màu xanh trang nhã, màu xanh luôn đem lại năng lượng thư giãn cho người dùng. 

Ưu điểm:

  • Máy hoạt động êm 
  • Màu sắc đẹp
  • Chất lượng bánh làm ra rất ngon
  • Giao diện thiết kế giúp dễ dàng thao tác với máy. Giao diện tiếng Trung nhưng có dán decal tiếng Việt. 

Nhược điểm:

  • Máy ở phân khúc trung cấp. Rẻ so với các dòng máy làm bánh mì cao cấp Panasonic. Tuy nhiên cũng khá cao so với các dòng máy phổ thông như Ranbem. 

Tìm hiểu thêm về máy làm bánh mì Petrus

Giá tham khảo: gần 3 triệu. Để xem giá bán hôm nay, bạn click nút bên dưới nhé. 

Máy làm bánh mì Tiross TS821

Máy làm bánh mì Tiross là dòng máy làm bánh mì gia đình xuất hiện sớm nhất thị trường. 

Hiện tại Tiross có 4 phiên bản máy làm bánh gồm Tiross TS820, TS821, TS822 và TS8230. Thứ tự này cũng nói lên mức độ cao cấp của từng model.

Model Tiross TS8230 cao cấp nhất và có giá cao nhất. 

Model TS821 là model bán chạy nhất và nhiều người tìm mua nhất. Bởi nó cân bằng giá cả và thiết kế.

Sự khác nhau cơ bản giữa TS821 và TS822 chỉ là vấn đề khối lượng bánh làm ra. 

Dòng TS822 có thể làm được lượng bánh từ 700g-1000g. Còn dòng TS820 hay TS821 làm được 700-900g. 

Do vậy nếu bạn không có nhu cầu làm nhiều bánh mì thì nên chọn dòng TS821.

Còn dòng TS820 giá rẻ vì nó có thiết kế tương đối rẻ tiền. Lớp vỏ là bằng nhựa chứ không bằng inox như hai phiên bản. 

Rõ ràng lớp vỏ bằng nhựa khiến con máy này kém sang hơn hẳn. Chưa kể phiên bản thấp nhất này có vẻ thiếu ổn định khi có khá nhiều phản hồi tiêu cực về độ bền của máy trên Tiki. 

Đây là một số tính năng nổi bật của máy làm bánh mì Tiross có trên tất cả phiên bản của hãng: 

Ưu điểm:

  • Thuộc phân khúc phổ thông, giá tốt dễ mua
  • Đủ chức năng cơ bản của một dòng máy làm bánh mì gia đình 
  • Máy có hướng dẫn sử dụng và công thức tiếng Việt. Tuy nhiên nhiều khách hàng phản hồi công thức và hướng dẫn sử dụng hơi khó hiểu.

Nhược điểm:

  • So với các dòng máy cùng tầm tiền, máy hơi ít chức năng

Cập nhật các model mới nhất tại máy làm bánh mì Tiross

Máy làm bánh mì Panasonic PALN-SD-P104WRA

Máy làm bánh mì Panasonic có nhiều mẫu. Nhưng chỉ có model PALN-SD-P104WRA là hàng phân phối chính hãng. 

Nói cách khác phiên bản quốc tế. Do hãng trực tiếp phân phối tại thị trường Việt Nam. Đảm bảo bảo hành theo chính sách của hãng. 

Còn những dòng khác là bản nội địa. Do các shop tự nhập về. Bản nội địa sẽ có giao diện tiếng Anh. 

Còn về chất lượng của máy làm bánh mì Panasonic PALN-SD-P104WRA: 

Mình đánh giá đây chính là chiếc máy làm bánh mì tốt nhất và thông minh nhất trên thị trường hiện nay. 

Nói về chất lượng và độ bền thương hiệu Panasonic của Nhật không có gì phải bàn cãi.

Vậy con máy là có những ưu điểm nào nổi bật:

Có khay đựng men ở và hạt khô riêng.

Tính năng này các hãng không có. Với các hãng bạn phải thủ công đổ men hay hạt khô.

Có vấn đề với việc này.

Thứ nhất mất thời gian vì canh để cho thêm nguyên liệu này sao cho hợp lý. Giả sử men khô đổ vào cùng chỗ với muối thì chết men. Hạt khô mà cho vào từ đầu thì hạt sẽ bị ướt.

Như vậy với tính năng này máy làm bánh mì Panasonic mới thực sự tự động 100%. 

Lòng khuôn chống dính rất tốt

Sử dụng những dòng máy cao cấp như thế này bạn mới thực sự yên tâm độ bền của lớp chống dính. Chống dính tốt dễ lấy bánh và vệ sinh máy. 

Tuy nhiên nhà sản xuất cũng lưu ý với các nguyên liệu có tinh thể hạt lớn như đường phèn hay muối biển cọ vào khuôn sẽ gây trầy xước. Nhìn chung dù chất lượng chống dinh tốt thế nào nếu bạn không giữ gìn cẩn thận thì vẫn bong xước thôi. 

Hướng dẫn sử dụng rất chất lượng

Đây chính là điểm mình thích nhất ở chiếc máy này. Các hãng khác đều có vấn đề với hướng dẫn sử dụng đặc biệt công thức đi kèm. 

Một là quá khó hiểu với người mới làm bánh. Hai là công thức sơ xài không phong phú. 

Vậy hướng dẫn sử của máy làm bánh mì Panasonic này thì sao? 

Hãng sẽ cung cấp cho bạn một quyển hướng dẫn cực kỳ tỉ mỉ với nhiều công thức rõ ràng.

Đặc biệt sách lại in màu hẳn hoi. Và nó có cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt.

Vậy nên:

Dù là người mới thì bạn vẫn không gặp nhiều khó khăn trong việc lĩnh hội các công thức làm bánh đi kèm. 

Dễ vệ sinh

Nhìn chung máy dễ vệ sinh. Tuy vậy phần trục và dao trộn cần phải vệ sinh kỹ hơn bằng bàn chải nhỏ. 

Tóm lại ưu điểm:

  • Máy có độ tự động cao. Tự động thêm men, tự động thêm các loại hạt topping các kiểu. Chỉ có máy làm bánh mì Panasonic có tính năng này
  • Máy có hướng dẫn sử dụng tiếng Việt. Có sách công thức làm bánh mì in màu. Chỉ có máy này có hướng dẫn xịn xò như vậy. 
  • Máy có sẵn decal menu tiếng Việt. Vì vậy thao tác sử dụng máy rất đơn giản. 

Nhược điểm: 

  • Giá bán cao so với mặt bằng chung. Phù hợp với bạn nào có ngân sách tốt. Hoặc muốn tìm máy làm bánh mì hàng có thương hiệu có độ bền cao
  • Máy tương đối ít chức năng. Khả năng tùy biến kém hơn so với các dòng máy của Trung Quốc như Ranbem, Petrus.Thích hợp với những bạn chỉ cần sử dụng chức năng có sẵn. Không thích mày mò làm thủ công thêm. 

Đọc thêm đánh giá máy làm bánh mì Panasonic

Giá tham khảo: hơn 6 triệu. Để xem giá bán hôm nay, bạn click nút bên dưới nhé. 

Máy làm bánh mì Gevi 

Máy làm bánh mì Gevi do bên Nonostyle phân phối. Nonostyle chuyên cấp các mặt hàng gia dụng giá rẻ. 

Vậy nên cũng không ngạc nhiên khi máy làm bánh mì Gevi có mức giá hợp túi tiền. 

Máy làm bánh mì Gevi có thiết kế theo kiểu truyền thống. Hình trụ với tông màu xanh đậm nổi bật. 

Máy có đầy đủ các tính năng cơ bản của một chiếc máy làm bánh mì tự động. 12 chế độ giúp bạn làm được nhiều loại bánh mì phổ biến như bánh mì Pháp, bánh mì nguyên cám. 

Ngoài ra máy cũng làm được mứt. Bạn chọn 3 mức độ màu sắc vỏ bánh. Chiếc máy này làm được bánh có khối lượng 650g và 800g. 

Máy cũng có tính năng hẹn giờ 13 tiếng. Giao diện tiếng Anh. Có sách hướng dẫn tiếng Việt đi kèm. 

Ưu điểm:  

  • Mức giá hợp túi tiền
  • Thiết kế nhỏ gọn, không chiếm diện tích, có khay đựng hạt
  • Khối lượng bánh làm ra không quá nhỏ cũng không quá to. 
  • Có sách công thức đi kèm. 

Nhược điểm:

  • Một vài khách hàng chưa ý với chất lượng bánh làm ra như bánh chưa nở tốt hay vỏ bánh cứng. 

Giá tham khảo: khoảng gần 1.500.000 VNĐ. Để xem giá bán hôm nay, bạn click nút bên dưới nhé. 

Máy làm bánh mì Unold 68456

Trong số các thương hiệu máy làm bánh mì nhập khẩu từ Đức, Unold phổ biến hơn cả. Còn các thương hiệu WMF, Medion ít người mua hơn. 

Nhập khẩu từ Đức không đồng nghĩa sản xuất từ Đức. Tất cả các máy làm bánh mì phần lớn đều gia công ở Trung Quốc. 

Tuy nhiên, nhiều người tin rằng hàng từ Trung Quốc nhập vào Đức phải đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe hơn. 

Vì vậy, nhiều chọn người máy làm Unold vì tin tưởng chất lượng hàng nhập từ Đức. 

Unold hiện cung cấp 2 mẫu máy làm bánh mì: Unold 68456 và 68415. Trong đó phiên bản 68456 có giá rẻ hơn và bảng điều khiển nút bấm

Còn máy làm bánh mì Unold 68415 sở hữu giao diện cảm ứng. Làm được nhiều bánh hơn. Phiên bản này có giá cao hơn. 

Vì giá rẻ hơn nên nhiều người chọn Unold 68456. 

Máy làm bánh mì Unold 68546 có giao diện thiết kế giống như máy làm bánh mì Ranbem. 

Hình chữ nhật. Toàn bộ vỏ máy bằng inox. So với máy làm bánh mì Ranbem, con này chỉ có 16 chương trình. 

Unold 68456 có giao diện tiếng Đức. Cảm giác hơi bất tiện khi sử dụng. 

Máy có chức năng giữ ấm 60 phút. Hẹn giờ lên tới 15 phút.

Máy có 16 chương trình. Bạn có thể tùy chỉnh thời gian từng khâu làm bánh để có hương vị mong muốn. 

Ưu điểm:

  • Thương hiệu uy tín của Đức, phù hợp với bạn nào thích hàng thương hiệu Đức. 
  • Thân máy inox sáng bóng chắc chắn. 
  • Có nhiều chương trình thiết lập sẵn tha hồ cho bạn thoải mái làm đủ kẻieu bánh mì

Nhược điểm:

  • Thương hiệu Đức nên giá cao hơn so với mặt bằng chung
  • Giao diện tiếng Đức nên không thân thiện người dùng Việt Nam. 

Máy làm bánh mì Perysmith PS3500

Trong phân khúc máy làm bánh mì giá rẻ không thể không nhắc tới thương hiệu Perysmith. 

Thương hiệu đồ gia dụng của Mỹ này rất dễ nhận biết. Hãng rất thích gam màu đỏ. 

Chiếc máy làm bánh mì Perysmith PS3500 này cũng có tông màu đỏ. Trông rất sặc sỡ. 

Máy làm bánh Perysmith PS3500 có dung tích khá lớn. Phù hợp gia đình đông người. Có 3 mức khối lượng: 1000g, 1500g, 1250g. 

Vì dung tích lớn như vậy nên âu nhồi của nó trang bị 2 que nhồi. Giống như máy làm bánh mì Tiros TS8230. 

Âu nhồi lớn lại nhưng lại chỉ có một thanh nhiệt.

Vậy nên nhiều người phản hồi chiếc máy này có nhiệt không đều. Dẫn tới bánh chín không đều. Mặt bánh thường nhạt màu. 

Tuy nhiên với mức giá rẻ và thời gian bảo hành 24 tháng, máy vẫn đáng cân nhắc với những bạn ngân sách không dư dả.

Máy có 15 chức năng. Ngoài làm bánh mì, máy còn làm mứt, sữa chua. 

Ưu điểm:

  • Máy có giá tốt vì vậy bán khá chạy
  • Máy có màu đẹp với màu đỏ khiến cho gian bếp rực rỡ hẳn lên
  • Máy cũng có khá nhiều chức năng làm bánh mì. Đủ đáp ứng nhu cầu làm bánh mì gia đình

Nhược điểm:

  • Khả năng gia nhiệt chưa thực sự tốt

Giá tham khảo: khoảng gần 1.500.000 VNĐ. Để xem giá bán hôm nay, bạn click nút bên dưới nhé. 

Máy làm bánh mì là gì? 

máy làm bánh mì gia đình tốt nhất

Đúng như tên gọi máy làm bánh mì là con robot sẽ giúp bạn làm bánh mì tự động. Bạn chỉ cần bỏ nguyên liệu và bấm nút là có bánh mì ăn. 

Nghĩa là bánh sẽ tự làm 3 công đoạn quan trọng trong làm bánh mì gồm nhồi bột, ủ bột và nướng bánh. 

Nhiệm vụ của bạn chỉ cần cho nguyên liệu vào mà thôi. Riêng dòng máy làm bánh mì Panasonic thông minh hơn các sản phẩm khác khi tự động thêm men hay hạt khô.

Các loại khác bạn thường cho vào những nguyên liệu này vào từ đầu. Hoặc tự căn chỉnh thời gian nếu máy hỗ trợ tính năng tạm dừng để cho nguyên liệu. 

Kinh nghiệm chọn mua máy làm bánh mì loại nào tốt? 

Có nên mua máy làm bánh mì hay không? Nên mua máy làm bánh mì hay máy nhồi bột? 

Đây là câu hỏi đầu tiên bạn cần trả lời khi quyết định mua máy làm bánh mì. 

Đây là một số lý do vì sao bạn nên mua máy làm mì

  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Làm bánh mì ở nhà giúp bạn chủ động trong việc chọn mua nguyên liệu làm bánh. Trong khi bánh mì ở quán có thể chứa các chất bảo quản không tốt cho sức khỏe. Hơn thế quy trình làm bánh, máy móc có thể không đảm bảo vệ sinh. 
  • Tiết kiệm thời gian và công sức so với việc làm bánh mì theo kiểu thủ công. Tức là kiểu bạn tự nhào trộn, ủ bột rồi đem nướng trong lò nướng. 
  • Dọn rửa và vệ sinh rất nhanh chóng so với làm bánh mì thủ công. 

Liệu máy làm bánh mì có nhược điểm gì so với làm bánh mì thủ công? 

Nhược điểm thấy rõ nhất máy chỉ có dạng bánh mì ổ lớn.

Không có bất cứ hình dạng nào khác. Một số mẫu máy làm bánh mì ranbem, petrus đã có khuôn hình chữ nhật. 

Vì vậy, bạn có thể tạo hình bánh theo ý muốn. Hoặc bạn sử dụng máy làm bánh mì để nhào bột, ủ. 

Sau đó tạo hình theo ý muốn và nướng trong lò nướng.  

Hơi mất thời gian phải không?

Thực ra, máy làm bánh mì phù hợp với những bạn thích nhanh gọn. Còn những bạn nào đam mê làm bánh trái, nên cân nhắc. 

Cách làm bánh mì cũng tương đối đơn giản. Dụng cụ đắt tiền cần đầu tư như lò nướng và máy nhồi bột. 

Số tiền bỏ ra sẽ cao hơn nếu so sánh với một số máy làm bánh mì rẻ tiền như Tiross. 

Đổi lại, bạn thỏa thích làm đủ các loại bánh mì theo ý muốn. 

Đọc thêm:

Lò nướng bánh gia đình loại nào tốt?

Kinh nghiệm mua máy trộn bột gia đình

Máy làm bánh mì có giá bao nhiêu? 

Nếu ngân sách bạn không dồi dào thì nên chọn mua máy làm bánh mì Tiross như phiên bản TS820, TS821 với giá chỉ từ 1 triệu  tới 2 triệu. 

Ở tầm này, máy làm bánh mì Ranbem 135 còn ngon hơn. Vì nhiều chức năng. 

Máy làm bánh Petrus cũng là lựa chọn đáng cân nhắc ở mức tầm trung. Tuy thương hiệu Trung Quốc nhưng chất lượng gia công cũng tốt. 

Tuy nhiên mình khuyên bạn nên cố gắng chọn các dòng máy làm bánh mì Zojirushi hay Panasonic.

Vì chúng có độ bền cao hơn. Hơn nữa chất lượng bánh mì làm ra cũng đánh giá ngon hơn. 

Thương hiệu máy làm bánh mì

Hiện tại ở Việt có khá nhiều thương hiệu máy làm bánh mì. 

Nếu bạn đặt nặng vấn đề thương hiệu và độ bền, hãy tham khảo các thương hiệu Nhật Bản Zojirushi  và Panasonic. 

Tuy nhiên, các model của các hãng này xuất hiện khá lâu trên thị trường. Vì vậy về mặt tính năng, mẫu mã không bắt mắt cho lắm. 

Ngược lại, bạn thích những dòng máy làm bánh mì mới. Thiết kế mắt mắt, nhiều tính năng mà giá lại rẻ, hãy tham khảo những thương hiệu như Ranbem, Petrus, Gevi, Bluestone, Midea, và PerrySmith. 

Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo các thương hiệu đến từ Châu Âu như Tiross (thương hiệu Ba Lan hãng này có gia công ở Trung Quốc nên giá rẻ chất lượng bình thường), Tefal, Unold, WMF (những hàng này nhập khẩu từ Đức về, vì vậy giá cao hơn). 

Các yếu tố khác khi chọn mua máy làm bánh mì

Khi mua máy làm bánh mì gia đình, bạn cần xem xét một vài yếu tố như: 

  • Khối lượng mà bánh làm ra: tùy theo nhu cầu gia đình mà chọn máy có dung tích làm cho phù hợp. Phần lớn các máy đều có tùy chọn mức khối lượng ví dụ như 500g, 700g hay 1kg. 
  • Thiết kế của máy làm bánh mì: hiện máy làm bánh mì có 2 kiểu thiết kế. Thiết kế hình trụ và thiết kế hình chữ nhật. Loại hình chữ nhật thường dễ tạo thêm hình thù cho bánh mì ví dụ như bánh mì hoa cúc. 
  • Tính năng chính của máy: thực ra khi mua máy về bạn thường sử dụng một vài loại bánh mì chính. Nếu bạn thuộc gu này, cũng không cần quá để tâm số lượng các loại bánh mì để làm. Với những bạn thích thử nghiệm làm bánh mì, cân nhắc những loại có nhiều tính năng. Đặc biệt những máy có khả năng tùy biến cao quá trình làm bánh ví dụ như các dòng máy làm bánh mì Petrus, Ranbem
  • Độ ồn của máy: độ ồn cũng là vấn đề nhiều người quan tâm. Thường các dòng máy đắt tiền có chất lượng gia công tốt sẽ hoạt động êm ái hơn những dòng rẻ tiền. 
  • Một vài tính năng tăng cường: ngoài làm bánh mì, một số mẫu máy có có chức năng làm kem, làm mứt, làm sữa chua...Tính năng làm kem thường phải mua thêm âu làm kem. Các mẫu máy làm bánh mì của các thương hiệu Trung Quốc thường mạnh ở điểm này. 
  • Khay đựng hạt, khay đựng men: nhiều máy làm bánh mì có thêm khay đựng hạt. Giúp thêm hạt tự động. Còn khay đựng men: theo mình biết chỉ có máy làm bánh mì Panasonic có loại khay này. Với những loại không có khay này, khi thêm men bạn cần tránh đặt chung với muối. Tốt nhất tuân theo hướng dẫn sử dụng của máy để thu được hiệu quả làm bánh tốt nhất. 
  • Sách công thức đi kèm: một số máy làm bánh mì không có công thức đi kèm. Vì vậy cũng gây khó khăn cho người dùng khi vận hành máy. Nếu bạn không tự tin vào khả năng mày mò sáng tạo của mình, hãy chọn những máy có sách công thức đi kèm. 
  • Chất lượng âu của máy: khi đọc review máy làm bánh mì, bạn cần chú ý đến đánh giá về âu của máy. Âu máy cần có khả năng chống dính tốt. Không quá mỏng manh. 

Cách sử dụng máy làm bánh mì

Cách sử dụng máy làm bánh mì cơ bản như sau: 

  • Chuẩn bị nguyên liệu: bạn sử dụng cốc đong đi kèm máy. Tốt nhất mua cân nhà bếp để định lượng cho chính xác. 
  • Cho nguyên liệu theo thứ tự: nguyên lỏng vào trước sau đó nguyên liệu khô, cho men sau cùng tránh vị trí đổ muối. Điều này tránh men tiếp xúc với nước. Vì như vậy men sẽ bị kích hoạt. Không tốt nếu bạn đang sử dụng tính năng hẹn giờ. 
  • Chọn chế độ bánh mì bạn muốn, chọn khối lượng cho phù hợp với công thức, màu sắc vỏ bánh. Sau đó ấn bắt đầu. Lưu ý: bạn nên tuân thủ đúng khối lượng máy thiết kế để làm thành công.
  • Khi bánh chín, bạn lấy bánh ra khỏi âu. Nhưng đừng cắt vội. Để bánh nguội rồi mới cắt. Bánh nóng mà cắt ngay ruột bánh sẽ bị bết. Không tơi xốp. 

Bánh mì không ăn hết bạn nên bảo quản trong tủ đông.

Tránh để ngăn mát vì không để được lâu. Để lâu bánh dễ bị khô. 

Khi cần ăn, bạn lấy bánh ra khỏi ngăn đông. Có 2 cách xử lý: 

  • Nếu bạn thích kết cấu bánh mềm dai: cho vào lò vi sóng quay ở công suất trung bình khoảng 2 phút. 
  • Nếu thích kết cấu bánh giòn: cho vào nồi chiên không dầu hay lò nướng ở nhiệt độ 150-160 độ trong 3-5 phút. 

Đó là tất cả về chủ đề nên mua máy làm bánh mì loại nào? 

Đừng quên chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích nhé.