Chảo chống dính loại nào tốt nhất hiện nay? (top 3)

Bài viết hôm nay review chảo chống dính. 

Sau khi đọc xong bài viết bạn sẽ biết chảo chống dính loại nào tốt nhất? 

Bài viết cũng chia sẻ nhiều kinh nghiệm chọn mua chảo chống dính. 

Hãy tiếp tục đọc bên dưới để rõ hơn về chảo chống dính. 

Đọc thêm:

Chảo chống dính tự thân loại nào tốt?

Chảo chống dính hãng nào tốt

Bên dưới mình gợi ý một vài thương hiệu chảo chống dính tốt. 

Chảo inox chống dính LocknLock Suit STS

LocknLock có nhiều bộ sưu tập chảo chống dính. Trong đó, chảo chống dính LocknLock Suit STS đáng để cân nhắc. 

Quá nhiều điểm đáng tiền. 

Chảo thiết kễ lõm đáy. Vì vậy khi nấu nó sẽ phồng trở lại. Tránh hiện tượng lồi mặt chảo hay gặp ở chảo chống dính. 

Hơn thế mặt chảo có vân. Giúp khóa dầu. Tránh dầu chảy về một phía. Hiện tượng này thường gặp hầu hết các chảo chống dính. 

Thân chảo làm chất liệu inox. Có độ bền và chống va đập tốt hơn chảo chống dính bằng nhôm. 

Lớp phủ chống dính 3 lớp. Có độ bền cao cũng như không có các chất độc hại. 

Chảo có 3 size: 20, 24 và 28cm. Có hai kiểu: sâu lòng và cạn lòng. Dùng được cho mọi loại bếp. 

Ưu điểm:

  • Chảo có thiết kế đẹp
  • Chất liệu inox cầm nặng tay. Cảm giác chắc chắn. 
  • Có tính năng chống lồi mặt chảo và khóa dầu. Dùng rất thích

Nhược điểm:

  • Chảo inox nên sẽ nặng hơn chảo thân nhôm. 

Giá tham khảo: từ hơn 600.000 đến gần 1.000.000 tùy từng size. 

Chảo chống dính Sunhouse Ultra Titanium inox 3 lớp

Sunhouse có nhiều mẫu chảo chống dính. Trong đó chảo chống dính Sunhouse Ultra Titanium cao cấp nhất. 

chảo Sunhouse Ultra Titanium lại có 2 loại: một loại thân chảo hợp kim nhôm và một loại thân inox 3 lớp nguyên khối. 

Chảo inox Sunhouse Ultra Titanium 3 lớp đắt nhất. Cũng dễ hiểu vì inox bền và cứng cáp hơn hợp kim nhôm. 

Bạn không lo móp cháo khi vận chuyển hay trong quá trình sử dụng. 

Chảo inox nên tay cầm cũng inox. Tay cầm có công nghệ cách nhiệt chống bỏng. 

Về chống dính: 

Như tên gọi chảo sử dụng lớp chống dính Ultra Titanium. Thực chất dựa trên chất chống dính PTFE thế hệ mới (không có chất độc hại như PFOA) tăng cường bởi Titanium. 

Titanium sẽ giúp lớp chống dình bền hơn. 

Chảo hiện có 3 size: 18, 22, 26cm. Dùng được cho mọi loại bếp.  

Ưu điểm:

  • Chảo có ngoại hình đẹp bắt mắt, thiết kế tinh xảo
  • Tay cầm chống bỏng tiện sử dụng. 

Nhược điểm:

  • Phiên bản inox nên sẽ nặng tay hơn phiên bản thân nhôm. Bạn thích nào thích nhẹ chọn phiên bản thân nhôm. 
  • Có hiện tượng lồi mặt dầu chảy tràn sang hai bên. Cái này hay gặp ở những bạn nào chưa dùng chảo inox bao giờ. Chảo inox dẫn nhiệt nhanh nên bạn không nên sử dụng nhiệt cao ngay từ đầu. Tất nhiên con này thiết kế không có khóa dầu như con chảo LocknLock ở trên

Giá tham khảo: dao động từ 500.000 đến 1.000.000 tùy từng size và từng thơi điểm. Để xem giá bán hôm nay, bạn click nút bên dưới. 

Chảo chống dính Fika

Bạn thích kiểu chảo sử dụng phủ gốm chống dính. 

Vậy nồi chảo Fika chính là thứ bạn cần. Chảo Fika có cả bộ sưu tập nồi chảo đủ kích cỡ. 

Bạn nào nhà mới hoặc bắt đầu sắm dụng cụ bếp, cân nhắc đầu tư cả bộ luôn. 

Về mặt ngoại hình, phải nói chảo Fika đẹp dã man. Gam màu sáng nên khiến cho gian bếp đẹp long lanh. 

Nhiều người chọn Fika chỉ vì ngoại hình của nói. 

Về chất liệu, nồi chảo Fika có thân nhôm. Chống dính bằng gốm ceramic thân thiện sức khỏe. Khả năng chống dính ổn. 

Thân nhôm nên chảo cầm nhẹ tay. Chị em phụ nữ khi cầm sẽ cảm thấy thoải mái. 

Chảo Fika có đáy từ nên phù hợp với mọi loại bếp. 

Ưu điểm:

  • Có thiết kế đẹp phù hợp làm decor trong gian bếp. 
  • Chống dính tự nhiên thân thiện sức khỏe. Chất liệu chống dính tốt. 
  • Chảo có nhiều hình dạng kích cỡ, sâu lòng, vuông, cạn lòng. Đáp ứng đa dạng nhiều kỹ thuật nấu nướng

Nhược điểm:

  • Một số nhỏ khách hàng phản ánh tình trạng kén bếp từ. 

Giá bán: giá bán từ hơn 500.000 đến gần 1.000.000 tùy từng size. Giá này áp dụng khi mua hàng từ Hàn Quốc. Còn mua hàng tại Việt Nam giá cao hơn nhiều.

Cấu tạo chảo chống dính

Chảo chống dính cơ bản gồm 2 phần chính. 

Lớp đáy và lớp phủ chống dính.

Lớp đáy là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với bề mặt bếp. Trong khi lớp phủ chống dính tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.  

Bài viết này mình sẽ phân tích chất liệu cả hai bộ phận này. 

chảo chống dính loại nào tốt

Chảo chống dính nào tốt: chọn chất liệu đáy chảo chống dính

Chất liệu phần đáy chảo gồm có những chất liệu sau: 

Nhôm chuẩn

Chất liệu nhôm gồm 2 loại. Nhôm chuẩn hay nhôm thuần khiết. Và nhôm anod. 

Đầu tiên nói về ưu điểm của nhôm chuẩn:

  • Chảo sử dụng lớp đáy nhôm chuẩn thường có giá rẻ, phù hợp với túi tiền người dùng
  • Chảo nhẹ dễ di chuyển, cảm giác cầm chảo thoải mái
  • Dẫn nhiệt tốt, nhiệt nóng đều khắp mặt chảo
  • Nhà sản xuất thường sơn lớp đáy để làm cho chảo có hình thức bắt mắt. 

Nhược điểm của nhôm chuẩn:

  • Chảo có kết cấu mỏng manh, chịu va đập kém vì vậy không bền như chất liệu nhôm anod hay chất liệu inox (thép không gỉ)
  • Chất liệu nhôm chuẩn dễ bị xước khiến cho chảo cũ rất nhanh
  • Dễ phản ứng với thực phẩm. Sau khi lớp chống dính bong tróc, thực phẩm sẽ tiếp chất nhôm ở bên dưới. Các phân tử nhôm này dễ đi vào thực phẩm. 
  • Chất liệu nhôm dễ biến màu. Không nên dùng trong máy rửa bát. 
  • Chất liệu nhôm không nấu được bếp từ trừ khi chảo có thêm lớp đáy nhiễm từ. 

Nhôm anod 

Nhôm trải qua quá trình oxy hóa bề mặt tạo ra nhôm anod. Nhôm anod có độ bền cao, chống ăn mòn và dẫn nhiệt tốt. 

Ưu điểm chảo chất liệu nhôm anod:

  • Chất liệu cứng cáp hơn nhôm chuẩn, vì vậy chống va đập tốt hơn. 
  • Dẫn nhiệt tốt
  • Chống xước tốt hơn nhôm chuẩn
  • Chất liệu nhôm anod có màu đục nhôm chuẩn. Tạo ra vẻ đẹp kiểu cổ điển. 

Nhược điểm chất liệu nhôm anod:

  • Chất liệu này đắt hơn nhôm chuẩn. Vì vậy chảo chống dính nhôm anod có giá thành cao hơn. 
  •  Nặng hơn nhôm chuẩn. Chảo cầm đầm tay hơn
  • Không nấu được bếp từ trừ khi nhà sản xuất xử lý thêm lớp đáy chảo nhiễm từ

Chảo inox hay chảo thép không gỉ

Thép không gỉ là hợp kim sắt. Người ta thường thêm chrome, nikken để tăng khả năng chống gỉ sét và ăn mòn. 

Phổ biến hai loại inox 430 và 304. Inox 304 chống gỉ sét tốt hơn 430

Chất inox 430 thường làm ở phần đáy chảo hơn vì bắt từ tốt hơn. 

Trong khi đó chất inox 304 thường nằm ở lớp bên trong hoặc bề mặt chảo nếu là chảo inox không phủ chống dính. 

Chảo inox thường có nhiều lớp. Phổ biến 3 lớp và 5 lớp. Inox dẫn nhiệt không tốt nhưng giữ nhiệt lại ổn. 

Vì vậy: 

Người ta thường bố trí một lớp dẫn nhiệt tốt như nhôm hoặc đồng ở lõi giữa. Phổ biến vẫn là nhôm vì giá thành rẻ. 

Chảo inox có hai kiểu. Chảo inox nguyên khối. Các lớp chảo đã nói ở trên áp dụng cho toàn bộ chảo từ đáy cho đến thành chảo. 

Và một chảo inox impact. Hay nôm na gọi là không nguyên khối. Các lớp chỉ áp dụng cho phần đáy chảo. Thành chảo thuần túy là một lớp inox. 

Vì vậy chỉ nhìn vào mặt dưới chảo, bạn sẽ thấy đáy chảo và thành chảo không liền mạch như chảo inox nguyên khối. Chảo cũng nhẹ hơn chảo inox nguyên khối.

Ưu điểm chất liệu inox:

  • Dẫn nhiệt tốt, chảo inox nguyên khối phân bố nhiệt đều khắp chảo. Còn chảo impact nhiệt nóng nhanh ở đáy chảo sau đó nhiệt mới lan sang phần thành chảo. Nói cách chảo impact này có sự dao động nhiệt. Chảo impact thích hợp để chiên rán, còn chảo inox nguyên khối hợp để nấu có nước như om, nấu nước sốt vì nhiệt phân bố đều ở cả thành chảo. 
  • Chất liệu inox bền hơn nhôm. 
  • Nấu được mọi loại bếp cả bếp từ mà không cần xử lý gì thêm
  • Chất liệu inox không chống dính tốt nhưng nếu chảo inox phủ lớp chống dính sẽ cho hiệu quả chống dính tốt. 
  • Nấu được cả trong lò nướng. Một số loại chảo inox thiết kế chịu nhiệt 260 độ C. Vì vậy, bạn có thể bỏ chảo trong lò nướng được. Ví dụ như dòng chảo inox chống dính Scanpan HaptiQ
  • Chất liệu inox không phản ứng với thực phẩm. Nhôm có thể đi vào thực phẩm nhưng chất liệu inox không như vậy nếu chất chống dính phủ mặt chảo bị xước. 

Nhược điểm chất liệu inox:

  • Giá thành đắt hơn nhôm. Vì vậy cũng dễ hiểu chảo inox có giá thành cao hơn chảo nhôm. 
  • Với các phương pháp nấu ở nhiệt độ cao như áp chảo (sear), nếu chảo inox không phủ chống dính sẽ cho hiệu quả tốt hơn chảo chống dính. Hiệu quả ở đây ám chỉ thực phẩm vàng nhanh và giòn hơn mặc dù sử dụng ít dầu (áp chảo không sử dụng nhiều dầu như chiên ngập dầu). 
  • Để chảo inox lúc nào bóng loáng cần phải chịu khó lau chùi vệ sinh. Với các loại chảo inox đánh bóng bề mặt. dễ để lại dấu vân tay. Vì vậy càng phải chịu khó lau hơn. 

Đọc thêm chảo inox loại nào tốt?

Chảo gang

Chảo gang nổi tiếng với độ bền cao và giữ nhiệt tốt. 

Chảo gang có hai loại. Chảo gang thô với lớp chống dính tự nhiên khi tôi dầu. 

Và chảo gang tráng men. Người ta tráng men cả bề mặt bên trong và bên ngoài chảo. Chỉ ở mép chảo không tráng men. 

Lớp men này chống dính không quá tốt. Mình sẽ nói kỹ hơn ở phần chống dính bên dưới. 

Ưu điểm chất liệu gang:

  • Nấu được trên mọi loại bếp kể cả bếp từ. 
  • Sử dụng cực kỳ linh hoạt như nấu trên bếp, nấu dưới bếp củi, nấu trong lò nướng. Chảo gang cực kỳ thích hợp để nướng kiểu BBQ. Vì có nấu được nhiệt độ cao và giữ nhiệt lâu. Các món nướng với chảo gang sẽ ngon hơn. Ví dụ chảo gang nướng BBQ Rapido
  • Độ bền cao. Dùng cả đời bạn cũng chả hỏng. 
  • Khi được tôi dầu có lớp chống dính tự nhiên. Vì vậy chảo cũng có khả năng chống dính. 
  • Nhiệt giữ lâu hợp với món nấu ở nhiệt độ thấp và thời gian lâu

Nhược điểm chảo gang:

  • Thời gian làm nóng chảo lâu. Vậy nên nếu cần nấu nhanh, chảo gang không phải lựa chọn hợp lý
  • Chảo gang nặng. 
  • Chảo gang phản ứng với thực phẩm vì vậy không nấu được với món có acid. Chất acid này sẽ làm hỏng lớp chống dính tự nhiên. 
  • Chảo gang mất thời gian chăm sóc bảo dưỡng để giữ lớp chống dính tự nhiên. Bạn cần phải tôi dầu định kỳ. Sau khi nấu xong cần phải chăm sóc. Vì nếu còn nước sót trên chảo, chảo có khả năng hoen gỉ. Nói chung chảo này cần phải phải am hiểu một chút mới sử dụng được. Không dễ dùng như chảo nhôm hay chảo thép không gỉ. 
  • Chảo gang không hợp nấu trên bếp điện mặt kính. Bởi vì chảo nặng nên nếu sơ ý có thể làm vỡ mặt bếp. 

Chảo thép carbon

Chảo thép carbon có nhiều điểm chung với chảo gang. Vì đều là hợp kim sắt. Tuy nhiên lượng carbon thấp hơn so với chảo gang. 

Vì vậy, chảo thép carbon nhẹ hơn và ít phải tôi dầu như chảo gang. 

Ưu điểm của chảo thép carbon:

  • Chảo mỏng và nhẹ hơn chảo gang
  • Khi tôi dầu có lớp chống dính tự nhiên. Nếu bạn dùng thường xuyên chảo thép carbon để chiên rán có khi không cần tôi dầu như chảo gang. Ít dùng đến mới phải tôi dầu. 
  • Chảo nóng nhanh và đều, phản ứng với nhiệt tốt hơn. Vì vậy bạn dễ kiểm soát nhiệt của chảo. 
  • Chảo có độ bền cao như chảo gang. 
  • Chảo thép carbon sử dụng linh hoạt như chảo gang. Bếp nào cũng nấu được. Nấu được cả trong lò nướng. 

Nhược điểm chảo thép carbon:

  • Chảo cũng yêu cầu phải chăm sóc bảo dưỡng mặc dù không vất như chảo gang. 
  • Chảo cũng phản ứng với các thực phẩm có tính acid. 

Chảo chống dính nào tốt: chọn chất liệu chống dính mặt chảo

Như vậy, chúng ta đã phân tích xong chất liệu phần đáy chảo.

Bây giờ chúng ta sẽ phân tích chất liệu chống dính mặt chảo. Phần tiếp xúc trực tiếp thực phẩm. 

Các thương hiệu chảo hay có nhiều hình thức tiếp thị. Điều này dẫn tới quan niệm sai lầm: 

Có rất nhiều chất liệu chống dính. Thực ra không phải vậy. 

Chất liệu chống dính chỉ có mấy loại: PTFE, chất liệu gồm (ceramic), tráng men (enamel), chất liệu lai (hybrid).

Vậy còn chảo chống dính vân đá, chảo chống dính kim cương hay chảo chống dính titanium của Sunhouse thì sao?

Thực ra không có thứ gì chất liệu chống dính titanium? Bản thân đá, kim cương, titanium vân vân đều không chống dính. 

Các nhà sản xuất thường kết hợp các chất này với các chất chống dính ở trên (phổ biến là PTFE). Mục đích là gì?

Đơn giản là: 

Tăng cường độ bền cho lớp chống dính. Ví dụ như kết hợp titanium với chất chống dính PTFE sẽ tăng tuổi thọ lớp chống dính này. 

Buồn cười nhất là có những nơi bán chảo nói rằng họ sử dụng chống dính vân đá. Không sử dụng PTFE. 

Tất nhiên, họ sợ người dùng nghĩ rằng PTFE không an toàn với sức khỏe. Nhất là những người dùng không có nhiều kiến thức về chảo. 

Vì vậy nói chảo chống dính vân đá nghe sẽ êm tai hơn. Còn nói sử dụng PTFE nghe có vẻ hoang mang nhỉ?

Mặc dù về bản chảo chống dính vân đá, thành phần chống dính vẫn là PTFE. Còn vân đá chỉ để tăng độ bền cho chảo và tạo ra tính thẩm mỹ cho chảo. 

Như bên dưới, bạn sẽ biết PTFE thế hệ mới an toàn với sức khỏe. 

Túm lại, PTFE là chất liệu chống dính phổ biến nhất. Từ chảo thương hiệu bình dân đến cao cấp đa phần sử dụng chất liệu này. 

Chẳng qua hàng cao cấp, nhà sản xuất sẽ nghiên cứu để thêm chất này chất kia nhằm tăng độ bền lớp chống dính PTFE này. 

PTFE

PTFE viết tắt polytetrafluoroethylenen. PTFE là chất liệu chống dính phổ biến hiện nay. 

Bởi khả năng chống dính của nó là vô đối. Không có đối thủ. 

Chất liệu này hay hiểu nhầm là Teflon. Teflon đơn giản chỉ là tên thương hiệu một công ty đặt ra. Không phải tất cả chảo chống dính Teflon đều là PTFE.

PTFE có tiếng xấu. Bởi vì trước năm 2013 quá trình sản xuất PTFE có sử dụng chất PFOA (có khả năng gây ung thư). 

Nhưng từ năm 2013 người ta không còn sử dụng PFOA. Tóm lại, chất liệu PTFE thế hệ mới bây giờ an toàn với sức khỏe. 

Chỉ cần nhớ không để chảo chống dính PTFE ở nhiệt độ cao. Bởi nhiệt nếu đun quá nhiều sẽ sinh ra chất có hại.

Ưu điểm của PTFE:

  • Khả năng chống dính tốt nhất. 
  • Dễ vệ sinh. Chỉ cần lau chùi nhẹ nhàng với ít nước rửa bát chảo sạch ngay. 
  • Khả năng linh hoạt cao có thể kết hợp nhiều chất liệu ở phần đáy chảo. Người ta có thể phủ chất chống dính này lên chảo nhôm, nhôm anod và thép không gỉ. 

Nhược điểm:

  • Nếu đun quá nhiệt có khả năng sản sinh chất có hại (nhiệt trên 260 độ C). Nói chung đa số các chuyên gia đều đánh giá thấp rủi ro này. Vì vậy không cần phải lo lắng về điểm này. Thực tế, chả bao giờ bạn nấu ăn với nhiệt trên 260 độ C. Ngay cả chiên rán nhiệt độ cao cũng chỉ ở mức gần 200 độ C. 
  • Không sử dụng với các dụng cụ nấu ăn bằng kim loại. Dụng cụ này sẽ làm xước lớp chống dính. Khi bị xước nếu chất liệu bên dưới là nhôm sẽ đi vào thực phẩm. Vì vậy nên dùng muỗng, thìa gỗ khi nấu với chảo sử dụng chống dính PTFE. 
  • Không bền như chảo gang, chảo thép carbon, hay chảo inox không phủ chống dính. Nếu lớp chống dính bị xước, bong tróc tốt nhất nên thay chảo. 

Chất liệu gốm (ceramic)

Đầu tiên, chảo phù lớp chống dính gốm thực ra không phải là gốm.

Từ gốm ở đây mang tính miêu tả nhiều hơn. Bởi vì bề mặt bóng loáng như đồ gồm sành sứ vậy. 

Nếu bạn quan tâm, đọc bài báo tiếng anh này để biết vì sao chất liệu gốm chống dính này lại không phải là gốm. 

Vậy nếu không phải là gốm thì đó là gì?

Thực như bài báo tiếng Anh có nói chất liệu này silicon thông qua công nghệ sol-gel. Chất liệu này không sản sinh chất độc hại nếu đun nhiệt cao. 

Vì vậy nhiều người tin rằng chảo gốm chống dính an toàn hơn chảo Teflon. 

Tuy nhiên, hiệu quả chống dính của gốm sẽ giảm dần qua thời gian sử dụng. Vì vậy, sử dụng lâu có thể thấy khả năng chống dính kém dần. 

Ưu điểm chảo chống dính gốm ceramic:

  • Chất liệu này an toàn với sức khỏe. Không giải phóng chất độc hại khi đun quá nhiệt. 

Nhược điểm chống dính ceramic:

  • Đồ bền và khả năng chống dính kém hơn PTFE.
  • Không sử dụng được với các dụng cụ nấu nướng kim loại
  • Áp chảo thịt sẽ không ngon như chảo gang, chảo thép không gỉ không phủ lớp chống dính. Đấy chính là nhược điểm chung của cháo chống dính. 

Tráng men

Tráng men thường thấy ở chảo gang. Tuy nhiên để chống dính bạn cần phải có chút dầu. 

Trong khi chất liệu như PTFE kể cả không cho dầu vẫn chống dính được. 

Ưu điểm của cháo gang tráng men:

  • Khả năng chịu nhiệt độ cao. Nếu cần nấu nhiệt độ cao tốt nhất nên chọn loại chảo này. Nhất là loại này có thể bỏ trong lò nướng. 
  • Sử dụng mọi loại bếp như chảo gang thô. 
  • Không phản ứng thực phẩm như chảo gang thô
  • Không mất công tôi dầu chăm sóc như chảo gang thô
  • Khả năng giữ nhiệt tuyệt vời. Hoàn hảo với món ăn nấu ở nhiệt độ thấp thời gian lâu. 
  • Lớp men bên ngoài chảo thường có nhiều mằu sắc bắt mắt. Nó giúp tô điểm thêm cho không gian bếp của bạn. 

Nhược điểm chảo gang tráng men:

  • Khả năng chống dính của nó không thật sự ấn tượng. Kém hơn PTFE, ceramic. Thậm chí so với chảo gang thô, chống dính còn kém hơn cả lớp chống dính tự nhiên. 
  • Chảo nặng. Không hợp với bếp điện bề mặt kính. Nếu hậu đậu, dễ khả năng vỡ mặt bếp. 
  • Thời gian làm nóng lâu. Vì nó vẫn là chảo gang mà. 
  • Nếu thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm vỡ lớp men. Vì vậy, khi nấu xong đợi chảo nguội rồi mới vệ sinh.

Chống dính hybrid hay chảo chống dính blackcube (chống dính tổ ong)

Chống dính hybrid là kiểu chống dính thế hệ mới. Ở Việt Nam loại chảo này có tên gọi là chảo blackcube hay chảo chống dính tổ ong. 

Bề mặt chảo có sự kết hợp giữa chất liệu inox và PTFE. Chất liệu inox tạo thành các trụ bảo vệ lớp chống dính PTFE bên dưới. 

Nhìn vào bề mặt chảo, bạn dễ dàng nhận biết loại chảo này. Trụ nồi trồi lên tạo ra bề mặt cấu trúc hình tổ ong đặc trưng. 

Ví dụ chảo chống dính Blackcube Imat là thương hiệu nổi tiếng nhất ở loại chảo này. 

Ưu điểm chống dính hybrid:

  • Bạn có một loại chảo kết hợp ưu điểm của chảo chống dính và chảo inox. Đặc biệt có thể dùng được dụng cụ nấu nướng bằng sắt. Ưu điểm hơn chảo inox phủ chống dính PTFE thông thường. Vì các trụ inox trên bề mặt chảo có khả năng bảo vệ lớp chống dính bên dưới. Nếu dùng dụng cụ nấu nướng bằng kim loại, chúng chỉ va cham với các trụ inox ít chạm tới lớp chống dính PTFE bên dưới. 
  • Khả năng chống dính kém hơn một chút so với phủ chống dính thông thường. Đổi lại, loại chảo này áp chảo thịt ngon hơn chảo chống dính thông thường. Các lớp trụ inox sẽ bám lấy thịt tốt hơn. Làm cho vỏ thịt vàng giòn hơn. 
  • Bền hơn chảo chống dính thông thường. 

Nhược điểm:

  • Giá thành cao hơn chảo chống dính thông thường. 
  • Chống dính kém hơn PTFE. Vì vậy khi nấu bạn nên làm nóng chảo rồi cho dầu cuối cùng cho đồ cần chiên rán. Không như chảo chống dính thông thường, cho thức phẩm dễ sát chảo blackube nếu nó không làm nóng và không có dầu. Đọc thêm kiến thức cách tôi chảo inox

Đọc thêm chảo tổ ong có tốt không?

Lưu ý: Ở Việt Nam còn có khái niệm chảo chống dính tự thân. Đọc bài chảo chống dính tự thân là gì để hiểu rõ hơn nhé. 

Vậy chất liệu chảo chống dính loại nào tốt?

Chọn chảo chống dính nào còn phụ thuộc mục đích sử dụng, sở thích và khả năng tài chính. 

Mình gợi ý thế này: 

  • Nếu bạn muốn chảo bền, an toàn với sức khỏe, chống dính tự nhiên, chịu nhiệt độ cao, nấu được mọi loại bếp: tốt nhất chọn chảo gang. chảo thép carbon. Chảo inox không phủ chống dính nếu biết cách nấu vẫn có thể chống dính ổn. Nhưng đòi hỏi tay nghề nấu của bạn phải tốt. 
  • Để chiên những thực phẩm dễ dính như trứng, cá: tốt nhất vẫn nên sử dụng chảo chống dính ceramic hay chảo chống dính PTFE. 
  • Nói chung, chảo nhôm anod phủ chống dính PTFE vẫn là loại chảo quốc dân. Nếu tài chính tốt hơn nên chọn chảo thép không gỉ phủ chống dính PTFE. Vì chất liệu thép không gỉ có độ bền cao hơn. Trong khi đó khả năng dẫn nhiệt tốt bởi vì nó vẫn có lớp nhôm ở giữa. 

Chống dính PTFE vẫn là chất chống dính tốt nhất. 

Nó bền hơn chảo chống dính gốm ceramic. Hơn thế, chảo gốm ceramic lại còn đắt hơn. 

Chảo chống dính PTFE không cần chăm sóc bảo dưỡng tỉ mỉ như chảo gang hay chảo thép carbon. Vệ sinh sau khi nấu đơn giản hơn nhiều. 

Kinh nghiệm chọn mua chảo chống dính nào tốt

Vậy có điểm gì cần lưu ý khi chọn mua chảo chống dính? 

Đây là một số thứ bạn cần xem xét khi chọn mua loại sản phẩm này

Chảo chống dính giá bán bao nhiêu? 

Giá bán chảo chống dính dao động khá nhiều. Có loại chỉ dưới 200k nhưng cũng có loại giá hàng triệu. 

Bạn nên cân nhắc khi chọn mua loại quá rẻ. Chúng thường có độ bền thấp. Lớp chống dính dễ bong tróc gây ảnh hưởng tới sức khỏe. 

Kích thước chảo chống dính? 

Kích thước chảo chống dính thường có mấy loại phổ biến như 16cm, 20cm, 22cm, 24cm, 26cm, 28cm, 30cm….

Vậy nên chọn kích thước như thế nào cho hợp lý? 

Cái này phụ thuộc số lượng thành viên trong gia đình bạn cũng như nhu cầu chiên rán thực phẩm. 

Thông thường bạn nên trang bị ít nhất 2 cái. Một cái kích thước lớn tầm từ 24cm trở lên. Và một cái kích thước nhỏ hơn dưới 24cm. 

Như vậy bạn sẽ có sự linh hoạt trong việc chế biến thực phẩm. Bởi có trường hợp bạn cần chiên xào nhiều thực phẩm thì chọn cái lớn. 

Khi chiên rán xào ít thực phẩm mà chỉ dùng cái lớn sẽ lãng phí. Trường hợp như vậy có một cái chảo nhỏ sẽ tiết kiệm cũng như thời gian nấu sẽ nhanh hơn. 

Trọng lượng của chảo

Nói chung bạn nên chọn chảo có trọng lượng nặng. Bởi nó thường có độ bền cao. Khả năng chịu nhiệt tốt. Khả năng giữ nhiệt lâu. 

Những chảo mỏng manh quá thường không bền. 

Lớp phủ chống dính

Đã chọn mua chảo chống dính, chắc chắn ai cũng phải quan tâm tới lớp phủ chống dính phải không? 

Hiện tại lớp phủ chống dính có mấy loại phổ biến như 

Chất chống dính Teflon, Ceramic, chống dính đá hoa cương. 

Bên cạnh đó nhiều nhà sản xuất còn sáng tạo nên những công nghệ chống dính độc quyền. 

Các chất chống dính mà mình vừa nói đều an toàn với sức khỏe. Chúng không chứa PTFE hay PFOA (những chất có khả năng gây ung thư)

Trước kia có những ồn ào xung quanh chống dính Teflon không an toàn với sức khỏe. 

Sự thực là: 

Chất này hoàn toàn an toàn. Theo giáo sư Phạm Văn Khôi ngay cả khi Teflon có vào cơ thể con người thì nó cũng rất khó hấp thu. Do vậy nó không có khả năng tích tụ và gây hại cho sức khỏe con người. 

Phần gây hại chính là lớp keo dính giữa Teflon và lớp kim loại. Chất keo dính này có thể gây ung thư. 

Khi nói về lớp chống dính, bạn nên mua những chảo có phủ nhiều lớp chống dính. Như vậy khả năng chống dính của chảo sẽ bền hơn so với chỉ có một lớp chống dính. 

Lựa chọn chảo phù hợp với loại bếp sử dụng

Nếu bạn sử dụng bếp gas, bếp hồng ngoại thì dùng chảo nào cũng được. Nhưng nếu dùng bếp từ thì cần phải xem xét kỹ hơn. 

Để nấu được trên bếp từ các chảo thường có xử lý một lớp đáy nhiễm từ. Với chảo inox thì không cần thiết vì các nhà sản xuất thường thiết kế lớp ngoài cùng inox nhiễm từ. 

Thông thường các trang bán hàng cũng sẽ ghi rõ chảo có dùng được cho bếp từ hay không. Trong trường hợp không có thông tin này bạn nên hỏi rõ nhà bán hàng để chắc chắn chảo dùng được trên bếp từ. 

Ngay cả khi chảo dùng được trên bếp từ thì rất có khả năng nó vẫn không hoạt động trên bếp từ nhà bạn. 

Bạn vẫn cần để ý tới kích thước chảo. Kích thước chảo quá bé so với đường kính mặt từ của bếp thì cũng không ăn. 

Hoặc một số loại bếp từ Châu Âu tiêu chuẩn cao dễ kén chảo. Trong trường hợp này bạn nên chọn chảo có đáy từ dày dặn một chút. 

Hiện tại nhiều người có xu hướng chọn nồi chiên không dầu để chiên rán. Đọc thêm nồi chiên không dầu loại nào tốt để biết thêm lý do. 

Cách sử dụng và vệ sinh chảo chống dính

Muốn chảo chống dính bền? Hãy tham khảo một vài lưu ý sau

  • Lần đầu dùng chảo bạn nên lau bề mặt bằng lớp dầu ăn như vậy sẽ giúp kéo dài độ bền cho lớp chống dính
  • Không để chảo không có thức ăn quá lâu trên bếp
  • Sử dụng dụng cụ nấu bằng gỗ, silicone để nấu ăn trên chảo chống dính. Không dùng dụng cụ kim loại để tránh trầy xước lớp chống dính. 
  • Hạn chế dùng chảo cất trữ thực phẩm có nhiều mắm muối
  • Chảo cần để nguội rồi mới vệ sinh để tránh sốc nhiệt cho lớp chống dính
  • Thay chảo khi lớp chống dính đã bong tróc

Lời kết

Đến đây bạn đã hình dung ra một chiếc chảo dính mình cần mua rồi phải không? 

Vậy còn điều gì bạn lăn tăn khi chọn mua chảo chống dính không? 

Hay bài viết còn thiếu thông tin nào bạn muốn biết? 

Mình muốn biết thêm quan điểm của bạn ở phần bình luận bên dưới. 

Đừng quên chia sẻ bài viết nếu bạn thấy nó hữu ích. 

Viết một bình luận